Dù chưa có số liệu khoa học nhưng không thể phủ nhận rằng tình trạng làn da có thể phản ánh sức khoẻ của bạn. Khi gặp phải một số vấn đề sức khoẻ, da sẽ có nguy cơ nổi mụn ở các vị trí khác nhau. Việc này không đồng nghĩa với có mụn ở vị trí đó là bạn đang bị bệnh. Tuy nhiên, nếu xác định được sự liên quan giữa vị trí của MỤN & tình trạng cơ thể, ta có thể chủ động hơn trong việc điều trị. Cùng Sothic khám phá bí mật của những vị trí mà MỤN “ghé thăm” trên gương mặt chúng ta nhé.
Mụn tại vùng trán
Đây là vị trí “đắc địa” rất dễ nổi mụn vì hay tiếp xúc với tóc mái, mũ bảo hiểm, mũ lưỡi trai… Nếu bạn nổi mụn trán, cũng rất có thể hệ tiêu hoá, ruột non hoặc gan… của bạn có vấn đề. Một nguyên nhân khác gây mụn vùng trán là do căng thẳng, chịu nhiều áp lực. Mụn vùng trán thường gặp là mụn li ti, thỉnh thoảng có 1-2 mụn bọc. Dù dễ dàng che đi nhưng lại xuất hiện dai dẳng, lâu khỏi. Về chế độ ăn uống, nếu bạn “hảo ngọt” thì cũng dễ gặp mụn ở vị trí này.
Giải pháp tốt nhất để hạn chế mụn vùng trán là có chế độ sinh hoạt điều độ. Bạn cần điều chỉnh hàng ngày chứ không chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Như vậy mới có hiệu quả lâu dài, tránh mụn tái phát nhiều lần. Cụ thể, hãy uống nhiều nước, ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ giấc. Hãy tập thói quen ăn ít đồ ngọt, nước có gas, ăn thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Lưu ý khi ăn nhai kỹ để cải thiện vấn đề hệ tiêu hoá. Đồng thời, có kế hoạch luyện tập thể thao, tăng cường sức khoẻ đều đặn. Cuối cùng, đó là luôn vệ sinh sạch sẽ mọi thứ tiếp xúc với vùng trán. Và, kiểm tra luôn cả loại dầu gội bạn hay dùng xem đó có là nguyên nhân gây mụn hay không.
Mụn tại vùng má
Mụn tại vùng này sẽ gây mất thẩm mỹ khá nhiều & cản trở việc trang điểm. Đặc biệt là các nốt mụn sưng đỏ ở các vị trí dễ nhận biết, khó dùng tóc che đi được. Tương tự vùng trán, vùng má cũng tiếp xúc với gối chăn khá nhiều, nếu vệ sinh không kỹ có thể gây mụn. Về dự đoán bệnh lý liên quan, thì có thể là vấn đề về gan hoặc dạ dày (ăn quá nhiều, hấp thụ khó…). Ngoài ra, có thể kể đến vấn đề về phổi hoặc dị ứng.
Vẫn là biện pháp ngăn ngừa mụn vô cùng hiệu quả là chế độ sinh hoạt đúng đắn. Nên thư giãn nhiều hơn, không thức khuya hại gan & giữ tâm trạng ổn định. Tự tạo áp lực cho bản thân có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn. Với các đồ vật tiếp xúc với da mặt như gối, bạn nên giặt thường xuyên. Lưu ý chế độ ăn uống hạn chế đường, thực phẩm gây nóng & thức ăn nhanh.
Mụn tại vùng mũi
Mụn đầu đen là vấn đề chính tại vùng mũi chúng ta. Ngoài ra, thỉnh thoảng cũng có một vài “em” mụn bọc xuất hiện ấn tượng. Đa số sẽ phản ánh bệnh về đường tiêu hoá. Chẳng hạn như đầy hơi, táo bón, mất cân bằng, khó tiêu, ăn thiếu chất…
Mụn mũi không phải là vấn đề lớn nếu bạn biết làm sạch sâu mỗi ngày. Làm sạch sâu 3 bước kết hợp cùng massage khu vực quanh mũi kỹ sẽ hạn chế mụn đáng kể. Do thói quen ăn uống và bệnh lý hệ tiêu hoá, bạn nên khắc phục từ đây. Hãy hạn chế ăn muối, thịt, thức ăn nhiều gia vị cay… Ngoài ra, đừng quên duy trì thói quen tập luyện thể dục mỗi ngày để da đẹp hơn nhé.
Mụn tại vùng cằm
Nói đến cằm là nói đến vấn đề về nội tiết. Do rối loạn nội tiết mà mụn ở vùng cằm rất thường tái lại. Vấn đề về bệnh phụ khoa hay thận cũng có thể là nguyên nhân gây mụn vùng này. Dù khả năng rất nhỏ nhưng cũng không loại trừ là kem đánh răng làm nổi mụn tại cằm.
Để xử lý vấn đề về nội tiết không phải vài ngày mà làm một quá trình. Cần có sự kiên trì trong việc thay đổi các thói quen. Bạn không nên ăn trước khi đi ngủ mà thay vào đó là đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, tránh để những điều tiêu cực tác động. Càng duy trì sự điều độ càng hạn chế rối loạn nội tiết tố. Nếu vẫn còn dấu hiệu liên quan đến nội tiết, bạn nên gặp bác sĩ để được kê đơn. Một số loại thực phẩm chức năng cũng rất hữu ích trong trường hợp này.
Nếu đang gặp rắc rối với mụn ở nhiều vị trí trên mặt, hãy liên hệ Sothic qua Hotline: 0903177798.